KIẾN TRÚC BẢO TÀNG LỊCH SỬ TP HCM

KIẾN TRÚC BẢO TÀNG LỊCH SỬ TP HCM

Ảnh-năm 1970
01-Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn
  • Thời gian xây dựng : 1926-1929
  • Kiến trúc sư : Auguste Delaval (người Pháp)
  • Phong cách : Indochine-Kiến trúc Đông Dương kết hợp yếu tố Á-Âu
  • Mục đích bảo tàng được xây để trưng bày bộ sưu tập của nhà sưu tập “Holbé” (qua đời 1927) do Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études indochinoises) mua lại và bổ sung thêm sau này.Thoạt đầu chính quyền Nam kỳ dự kiến làm Viện Triển lãm Mễ cốc, sau lại dự định làm Viện Triển lãm Kinh tế và cuối cùng là quyết định làm Bảo tàng Blanchard de la Brosse
  • Trưng bày và bảo tồn các hiện vật lịch sử ,khảo cổ học Việt Nam và Đông Nam Á.Mục đích của chính quyền hiện thời lúc đó là lưu giữ, bảo tồn và phục hồi các giá trị của hiện vật, trưng bày triển lãm và truyền bá cũng như bổ sung kiến thức cho đại đa số giai cấp thống trị tại miền Nam-Việt Nam.
  • Vị trí bảo tàng nằm kế bên Thảo cầm viên Sài Gòn ( xây dựng 1864)-hiện nay là số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm,Q.1,TP HCM

2- Phong cách kiến trúc

  • Các công trình công cộng mang lối kiến trúc Đông Dương (Indochinois) giai đoạn những năm 1920-1940 phần lớn tập trung ở Hà Nội chứ ít xuất hiện ở Sài Gòn,Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh chính là trường hợp hiếm thấy và còn giữ được trọn vẹn công năng từ ban đầu đến nay.
  • Lý do hình thành phong cách :Pháp cho xây dựng những công trình giống hệt với kiến trúc Pháp đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân nên buộc các công trình kiến trúc phải tích hợp thêm yếu tố văn hóa bản địa để xoa dịu, cảm hóa lòng dân Việt), với chủ ý tôn trọng văn hóa bản địa hơn thời kì trước nên các kiến trúc sư người Pháp dạy tại Trường Mỹ thuật Đông Dương lúc này đã có cảm hứng cho ra đời phong cách Đông Dương, lồng ghép những yếu tố văn hóa bản địa vào bố cục phương Tây sẵn có.
  • Phong cách kiến trúc Đông Dương đại khái có thể chia thành ba giai đoạn:Đầu tiên là trước 1920,Tiếp theo là từ 1920-1940,Và cuối cùng là sau 1940.
  • Bối cảnh ra đời của công trình được thiết kế thi công năm (1926-1929) nằm trong giai đoạn (1920-1940): đây là thời kì đỉnh cao của phong cách Đông Dương vì những kiến trúc sư đã có sự tìm hiểu kĩ càng,biết điều tiết, phối hợp tài tình những dấu ấn văn hóa truyền thống nên công trình cũng hài hòa hơn giai đoạn trước 1920.

Ảnh-nguồn của “Tản mạng kiến trúc”

  • Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương nói chung rất chú trọng việc ứng phó với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đặc trưng nhất đó là giàn pergola, hệ thống các lam gió, hoa sắt, nhiều cửa sổ, có sân trong và đặc biệt nhấn mạnh tính đối xứng giúp tạo sự cân đối cho thẩm mỹ của công trình.

Giàn Pergola-ảnh “Saigon 1970 by Artzkat”

  • Các kiến trúc sư người Pháp có thể vận dụng tài tình các cơ sở văn hóa bản địa vào kết cấu của công trình là do họ đều được đào tạo và định hướng tư duy thẩm mỹ trong môi trường giàu tính truyền thống, đề cao cái đẹp theo tiêu chuẩn định lượng của kiến trúc Cổ điển nên họ dễ dàng tiếp thu cái đẹp của nền kiến trúc Á Đông vốn còn lạ lẫm với họ.
  • Các thành phần văn hóa bản địa được thể hiện rất rõ qua hình dạng bát giác của tòa nhà, hệ console cùng những chi tiết trang trí (mà đôi khi là do sự nhầm lẫn trong việc sử dụng yếu tố kiến trúc Trung Hoa). Còn lý giải cho sự nhầm lẫn với văn hóa Trung Hoa trong ứng dụng các đặc điểm văn hóa truyền thống Việt Nam là vì các kiến trúc sư thời bấy giờ cho rằng sự ảnh hưởng lẫn nhau trong văn hóa của các nước Đồng Văn (Trung, Nhật, Hàn, Việt) là điều tất nhiên nên họ không tách bạch quá rõ ràng văn hóa giữa các nước trong khối Đồng Văn, dẫn đến việc thoải mái mô phỏng, sao chép các kiến trúc gốc Trung Hoa, miễn là phù hợp với nhãn quan của họ hoặc cho khớp với công năng công trình.
  • Bên cạnh đó, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh còn là tiêu biểu cho thiết kế kiến trúc theo hướng Đại tự sự (Grand Narrative), tức là sử dụng kết cấu, thiết kế, không gian của bảo tàng để phản ánh văn hóa, xã hội của một thời đại, bằng việc truyền đạt những giá trị, niềm tin của cộng đồng (thông qua chi tiết trang trí, thiết kế kiến trúc,…) mà định hướng suy nghĩ cho những người sử dụng kiến trúc.

Hoa sắt Tây mang ý nghĩa bản địa là hành trình khám phá thú vị, những ẩn ý trong từng chi tiết hoa sắt luôn là đề tài thú vị để nhàn đàm, luận bàn theo ước vọng gửi gắm của người xưa. (Đồ án chữ Thọ – trên cửa chính)

3-Nghiên cứu kiến trúc công trình
  • Qui mô:

Tòa nhà này có chiều dài 70m, chiều rộng 30m, tổng diện tích sử dụng là 2.100m2.

Mặt bằng công trình 1926-Nguồn “Tản mạn kiến trúc”

Mặt đứng công trình 1926-Nguồn “historicvietnam.com”

  • Công trình có mặt bằng đối xứng, với một khối đại sảnh ở giữa có mặt bằng hình bát giác. Cấu trúc của công trình giống như một tòa “Công Thự phương Tây”, mang cảm giác uy nghi. Kết cấu bê tông cốt thép với những hệ dầm sàn ô cờ vượt được nhịp lớn, tạo nên những không gian trưng bày lớn.

Ảnh các hệ dầm và không gian trưng bày bên trong công trình

  • Khối đại sảnh như một điểm nhấn của công trình, vươn cao với hai tầng mái dốc đầy ấn tượng, các đao mái có hình trang trí rồng phượng cách điệu. Phía trước là khối tiền sảnh, với bộ mái dốc – 4 mái, gợi âm hưởng kiến trúc ngôi nhà truyền thống. Tất cả hệ thống mái đều lợp ngói âm dương, và đua ra khỏi tường bằng những công son.

Ảnh công son & mái 

  • Hai dãy nhà hai bên khối đại sảnh có cấu trúc hình chữ U, khép kín với khối đại sảnh, tạo nên hai sân trong nho nhỏ ở hai phía. Ở “đáy” chữ U, phía đầu hồi công trình là khối kiến trúc cũng có cấu trúc mặt bằng hình bát giác.
  • Trước hai dãy nhà là một hệ thống “pergola” (dàn cây leo) bằng bê tông – rất đặc trưng của kiến trúc phương Tây. Phần này không hẳn chỉ có chức năng cho cây leo, mà là một thành phần trang trí quan trọng cho công trình, cũng như định tuyến giao thông.
  • Các trang trí kiến trúc trên mặt tiền, nội thất sử dụng nhiều những chi tiết, họa tiết, hoa văn… mang âm hưởng truyền thống Á Đông và Việt Nam. Tất cả hài hòa, kết nối logic trong một tổng thể chung của công trình

Ảnh năm 1930-Bảo tàng “Blanchard de la Brosse”

  • Thông qua các hoạt động sưu tập mà số lượng cổ vật ngày càng tăng nên nhu cầu mở rộng không gian trưng bày cần phải được đáp ứng nhanh chóng, vì vậy năm 1970 bảo tàng đã bổ sung thêm tòa nhà hình chữ U gắn với nhánh nhà chính được xây từ trước.Khối nhà này được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế với diện tích 1.000m2 đã thỏa mãn được yêu cầu mở rộng diện tích trưng bày các cổ vật, hiện nay khối nhà phía sau để dành cho trưng bày các cổ vật của văn hóa Óc Eo, Champa, Campuchia. Cấu trúc không gian phần xây mới bổ sung vẫn tôn trọng trên nền kiến trúc cũ, song có giản lược hơn ở phần chi tiết.

Hình ảnh – Một phần của tòa nhà chữ U đã gắn với tòa nhà phía trước và tạo nên một khoảng hở ở giữa hai tòa nhà

  • Khoảng hở này được tận dụng làm phần sân trong với hồ nước bố trí ở ngay chính giữa. Cả phần sân và hồ nước đều có tác dụng trên phương diện khoa học là điều hòa nhiệt độ, tăng độ ẩm, độ thông thoáng cho toàn bộ công trình bởi thời tiết miền Nam nắng nóng nên rất cần khoảng sân với hồ nước để giảm đi không khí oi bức.
  • Vật liệu xây dựng

Cửa:

Sàn:

Gỗ:

Đá:

Sắt:

Gốm:

Leave a Reply

Your email address will not be published.